Họ: Lâm Đại Tôn – Hải Lộc
Địa chỉ: Xóm 3 – Xã Hải Lộc – Huyện Hải Hậu – Tỉnh: Nam Định
NGUỒN GỐC CỦA HỌ LÂM HẢI LỘC
Họ Lâm có nguồn gốc từ họ Tống ở Trung Quốc, được mang họ Lâm vào năm 1122 trước Công Nguyên và đã trở thành chính họ có danh mục trong triều đình (xem thêm nguồn gốc họ Lâm ở mục gia phả). Đời thứ nhất là thượng tổ Lâm Thánh Kiên (1122) đến đời tổ Lâm nguyện là đời thứ 115 tại Trung Quốc (của họ Lâm Đại Tôn Hải Lộc)
Sớm hòa nhập với nơi ở mới, chính thức thành người Việt Nam.nhiều người giữ các chức vụ quan trọng ở các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và quân đội trong mọi thời kỳ. Trên lĩnh vực nào con cháu họ cũng cống hiến hết mình, không ngại gian khổ, hy sinh, lao động sáng tạo, góp sức vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, tổ Lâm Nguyện (Tự Tôn Thất) của dòng họ Lâm Hải Lộc sang Việt Nam. Tổ Lâm Nguyện xây dựng với bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung là người Việt Nam. Sinh được 2 người con là: Lâm Phúc Ninh và Lâm Phúc Tu.
Tổ Phúc Ninh và Tổ Phúc Tu là đời thứ 1 họ Lâm Đại Tôn ở Việt Nam (đời thứ 116 ở Trung Quốc). Các thế tổ dừng chân ở Gò Mai Cua thuộc cửa Lạn Môn, một địa danh của xã Hải Phúc ngày nay (gần thương cảng phố Hiến) làm nghề ngư nghiệp.
Từ đây, Tổ Phúc Ninh di chuyển xuống phía Nam đất nước sinh cơ lập nghiệp (không có thông tin gì thêm….). Tổ Phúc Tu ở lại và kết hôn với tổ bà Đoàn Thị Tuyết sinh được hai người con là:
–Lâm Hòa Đạo: sinh năm 1596 kỵ ngày 11-11-1678 âm lịch
Nơi thờ tự: từ đường họ Lâm Đại Tôn
-Xóm 3 xã Hải Lộc –huyện Hải Hậu- tỉnh Nam Định
–Lâm Phúc Nhưng: kỵ ngày 19 tháng giêng âm lịch
Nơi thờ tự: Phúc Thụy- Xã Hải Hà
Tổ Phúc Tu trở thành Thủy Tổ của họ Lâm Đại Tôn trên châu thổ sông hồng, sau đó tổ quay trở về Triều Châu Trung Quốc (phả không ghi được thông tin thêm gì về thủy tổ…..). Tổ Hòa Đạo và Tổ Phúc Nhưng trở thành Thủy Tổ đời thứ 2 kế thành của họ Lâm trên đất Hà Lạn.
Tổ Hòa Đạo kết duyên với tổ bà Trần Thị Nương (kỵ ngày 07 tháng giêng âm lịch) con gái của Tổ Hương Cống Trần Quốc Thể sinh được 5 người con trai (đời thứ 3) là:
–Lâm Phúc Toán: kỵ ngày 01 tháng 02 âm lịch nơi thờ tự thế tổ tại từ đường Lâm Đại Tôn xã Hải Lộc – Hải Hậu – Nam Định
–Lâm Phúc Hưng (tự húy Bật): kỵ ngày 27 tháng 4 âm lịch nơi thờ tự tại từ đường Lâm Đại Tôn xã Hải Lộc
–Lâm Đạo Tiên (tự Đạo Tiên ): kỵ ngày 03 tháng 11 âm lịch. Thế tổ là ông đồ nơi sinh sống và thờ phụng tại Na Mai – Na Thần nay thuộc Gia Viễn tỉnh Ninh Bình
–Lâm Phúc Niệm (tự Ngộ Đạo ): kỵ ngày 01 tháng 06 âm lịch
Thế tổ làm tuần lãng, trước chuyển đến xã Châu Giao Thủy. Sau đó chuyển đến làng Đại An,xã Tự Tân huyện Vũ Thư Thái Bình ,sau này con cháu thế tổ đa số chuyển sang làng Đại An xã Nam Thắng huyện Nam Trực –Nam Định
–Lâm Thiện Phúc: kỴ ngày 15 tháng giêng và 10 tháng 07 âm lỊch
Thế tổ chuyển đến chợ bể – Giao Thủy và lập từ đường thờ phụng tại đây sau này con cháu phát triển đến xã Giao Thanh – Giao Hương và một số chuyển đến Tiền Hải Thái Bình
Buổi đầu tới cửa Lạn Môn, nơi đây còn là vùng đất hoang vu, đầy sú vẹt nên các thế tổ chưa có điều kiện định cư. Đến đời Lê Thần Tông niên Hiện Vĩnh Tổ (1619-1628).Tổ Hòa Đạo cùng với họ khác đến khai khẩn vùng đất Lạn Môn thành đồng ruộng và khu dân cư, thành lập làng Hà Lạn gồm 8 thôn.Tổ Hòa Đạo cùng con cháu định cư tại thôn Phúc Lộc (thuộc xã Hải Lộc ngày nay). Vào thời điểm này, con cháu của dòng họ chuyển dần từ nghề ngư nghiệp sang làm nông nghiệp và các ngành nghề khác. Sau khi ổn định ở khu dân cư, một số con cháu của tổ hưởng ứng chính sách khuyến nông của nhà Lê và nhà Nguyễn đã đi khai hoang, lập nghiệp ở một số nơi khác thuộc châu thổ sông Hồng
–Tổ Lâm Phúc Nhưng kết duyên với tổ bà Nguyễn Tam Nương và sinh được con trai là Lâm Huyên Nghiêm. Tổ cùng con cháu lập nghiệp tại Phúc Thụy xã Hải Hà- Hải Hậu (hiện nay từ đường tổ được xây dựng tại đây)
Tại Hải Lộc, các con cháu phát triển, kế tiếp nhau thành các chi tộc ngày càng đông đúc. Tuy định cư ở nhiều nơi nhưng họ Lâm Đại Tôn chỉ có chung một tổ, đến năm 2015 họ Lâm tại Hải Lộc- Việt Nam đã có 17 đời.
Tổ Hòa Đạo có công khai phá đất đai, quai đê, lấn biển, bến bãi, sa bồi thành đồng ruộng phì nhiêu, vùng dân cư ngày càng đông đúc, trù phú nên tổ đã được sắc phong thần tổ ngày 18 tháng 3 năm 1918 (thời Vua Khải Định) dung được dịch như sau:
“Sắc ấp Hải Nhuận, huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định phụng thờ Tôn Thần Bản Thổ Phúc Tu Bản Thổ Hòa Đạo Bản Thổ Phúc Nhưng linh thiêng ứng nghiêm rõ rệt. Nay trẫm được kế thừa mệnh sáng, tưởng nhớ sâu xa sự tốt đẹp cảa thần, đều phong tặng rõ ràng là Tôn Thần phò giúp nền chính trị thịnh trị, linh thiêng phò giúp, chuẩn cho phụng thờ. Ngõ hầu thần sẽ che chở, bảo vệ dân ta”.
Từ đường thờ Đức Thủy Tổ Lâm Hòa Đạo là một công trình kiến trúc cổ, nơi lưu giữ những tư liệu phản ánh nguồn gốc dòng họ Lâm và công lao của tổ trong công cuộc quai đê, lấn biển thành đồng ruộng canh tác và khu dân cư (giai đoạn 1619-1628).
Để tưởng nhớ công đức của Tổ con cháu xây dựng Từ đường họ Lâm Đại Tôn vào năm 1692 tại vị trí hiện nay gồm 3 gian tường đắp bằng đất mái lợp bổi quay về hướng nam
Năm 1910 dưới sự huy động của con cháu trong dòng họ đã đóng góp xây dựng từ đường hình chữ “nhi” gôm : Tiền đường 3 gian 2 chái bộ khung bằng gỗ lim tường xây bằng gạch mái lợp ngói và 2012 tôn tạo như bây giờ
Từ đường còn có nhiều đóng góp vào các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc và xây dựng đất nước, nên được ủy ban nhân dân tỉnh nam định cấp bằng:
– Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2014.
Lược trích
– Phả ký dòng họ Lâm Đại Tôn
– Lịch sử từ đường họ Lâm Đại Tôn
do sở văn hóa thông tin và du lịch nam định ấn hành năm 2014.
Trang web đang trong thời kỳ xây dựng. Rất mong con cháu họ Lâm ở mọi miền đất nước đóng góp ý kiến để chuẩn mực về sau này mọi ý kiến xin gửi về mail: holamhailoc@gmail.com
Điện thoại: 0384244084 Lâm Văn Quang (Trưởng họ)
0903829264 Lâm Ngọc Hộ – người xây dựng trang web
Xin chân thành cảm ơn!