NGUỒN GỐC HỌ LÂM

Người họ Lâm chúng ta cần biết:

Họ Lâm có từ bao giờ?

Sự phát sinh, phát triển. Tổ tiên ta xưa đã nói: Cây có gốc, nước có nguồn.

Bởi vậy: Người ta nguồn gốc từ đâu.

            Gốc từ tiên tổ rồi sau có mình.

Người ta sinh ra ở đời ai cũng có dòng họ nối dõi tông đường, Thờ phụng tổ tiên để nhớ ơn công lao dưỡng dục sinh thành cùng nhau sum họp một lòng gắn bó  giúp đỡ lẫn nhau chia sẽ ngọt bùi. Gặp sự rủi ro tận tình giúp đỡ. Gặp sự may mắn cùng nhau vui sướng vinh hoa. Đó cũng là để tỏ lòng nhớ công ơn Tổ tiên trước kia.

Chúng tôi là những người được trong Họ giao trách nhiệm sưu tầm phả sử trong dòng tộc,trách nhiệm đối với Tổ tiên. Nay chúng tôi mời tìm được một số tư liệu chính về dòng họ Lâm Đại Tôn từ xa xưa đến nay 1998 để các bậc cha chú và con cháu trong họ Lâm ngày nay và sau này biết được sự phát sinh, phát triển ở đâu đến.

Để giải đáp được câu hỏi của mọi người trong dòng họ chúng ta cần phải biết:

***

Bản phả ký này viết bằng chữ Hán – Trung Quốc, ghi chép từ Đời Nhà Đường. Niên hiệu tính quán năm thứ sáu Quang Trung thụ lệnh ở đất Tây Giang – Trung Quốc. Do hai ông: Lâm Bá Thuật và Lâm Sỹ Anh viết in truyền lại. Đến năm 1959 thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã được sao chép từ chữ Hán ra chữ Quốc ngữ để dòng họ Lâm được viết tiếp đến nay con cháu Tổ hiểu biết qua các thế hệ nối tiếp

Họ Lâm có nguồn gốc từ họ Tống ở Trung Quốc, được mang họ Lâm vào năm 1122 trước Công Nguyên và đã trở thành chính họ có danh mục trong triều đình. Đời thứ nhất là thượng tổ Lâm Thánh Kiên (1122) đến đời tổ Lâm Nguyện là đời thứ 115 tại Trung Quốc (nhánh của họ Lâm Đại Tôn Hải Lộc)

Vào thời nhà Ân vua Trụ bạo ngược ăn chơi xa đọa giết hại dân lành. Tống Tỷ Can con thứ của vua Đế Ất là người hiền lành đức độ giữ chức Công Khanh của triều đình can ngăn vua hang ngày nhưng vua không nghe .Ông ngày đêm than thở rằng “ Vua vô đạo không can ngăn không phải trung thần-sợ chết không nói sao gọi là dũng tướng” .Ông liền đến gặp vua Trụ can ngan ba ngày đêm không về nhà ,vua Trụ không nghe lời mà còn cùng Tô Đắc Kỷ buộc tội Tống Tỷ Can làm mê hoặc nhân dân phao tin xấu để lấy cớ giết Tống Tỷ Can và giết người vợ hai. Bà vợ cả Tống Tỷ Can tên là Trần Thị Phúc có thai ba tháng cùng nữ tỳ chạy trốn vào đất Bình lâm rừng chân tào thạch thất Phúc Kiến Bắc Lăng và sau đó bà sinh được một người con trai khôi ngô tuấn tú và có Thiên tinh chiếu mạng ,bà đặt tên là Truyền Tú.Sau khi Vũ Vương dẹp được vua Trụ, lập nên nhà Chu thiên hạ bình an nhà vua cho xây dựng lăng mộ và miếu thờ Đức Tống Tỷ Can và ra chiếu chỉ gọi con cháu Đức Tống Tỷ Can về với triều đình. Bà đưa con về với nhà Chu và được nhà vua cho Truyền Tú làm quan đại phu trong triều vì sinh ra trong rừng nên được lấy chữ Lâm làm họ lấy tên là Thánh Kiên từ đó họ Lâm là họ có danh mục trong triều đình.Thượng Thủy Tổ Lâm Thánh Kiên là đời thứ nhất của họ Lâm ở Trung Quốc

Dưới đây là các đời kế tiếp của họ Lâm ở Trung Quốc đến đời thứ 115 (Theo nhánh của họ Lâm Đại Tôn Hải Lộc-Hải Hậu-Nam Định).

ĐẠI THỦY TỔ TỐNG TỶ CAN HỆ SUẤT KHỔNG TỶ

 

 

Đời thứ 1

Thủy Tổ Thánh Kiên tự Tráng Ân tên là Lâm Tuyền

Là con trai Tống Tỷ Can – Thái sư

Ông sinh ra ông Lâm Tải.

Đời thứ 2

Thế Tổ Lâm Tải tự Nguyên Siêu

Được phong ấp ở Bắc Nam và được coi chín châu, sau làm ký mục châu đứng đầu 204 nước chư hầu. Sinh ra ông Lâm Sư.

Đời thứ 3

Thế Tổ Lâm Sư tự Mạnh Quân phong ấp Bắc Nam sinh ra ông Lâm Hổ và ông Lâm Phách.

Đời thứ 4

Thế Tổ Lâm Hổ tự Hoàng Đức, giữ chức Khanh Sĩ đời vua Thành Vương, sinh ra ông Lâm Tiêm.

Đời thứ 5

Thế Tổ Lâm Tiêm tự Huy Dung, giữ chức quan Đại Phu đời vua Khang Vương, sinh ra ông Lâm Tường.

Đời thứ 6

Thế Tổ Lâm Tường tự Thế Anh, giữ chức Tam Giám, sinh ra ông Lâm Huyền.

Đời thứ 7

Thế Tổ Lâm Huyền tự Thông Mục, làm Nguyên Sĩ đời vua Mạc Vương, sinh ra ông Lâm Phương.

Đời thứ 8

Thế Tổ Lâm Phương tự Kiên Hà, giữ chức Tướng quân thời vua Dực Vương, sinh ra ông Lâm Dực.

Đời thứ 9

Thế Tổ Lâm Dực tự Nghi Tắc, làm tướng thời Lê Vương, sinh ra ông Lâm Trương.

Đời thứ 10

Thế Tổ Lâm Trương tự Nghiệp Thụy, làm Tướng quân thời Vương, sinh ra ông Lâm Tài.

Đời thứ 11

Thế Tổ Lâm Tài tự Hiền Sĩ, làm Tả Tướng quân thời vua Bình Vương, sinh ra ông Lâm Phưởng.

Đời thứ 12

Thế Tổ Lâm Phưởng tự Vân Biểu, làm quan Đại phu thời vua Hoàn Vương đến đời vua Cao Tôn nhà tống được truy phong Trường Sơn Hậu Thiên Sư, sinh ra ông Lâm Hồi.

Đời thứ 13

Thế Tổ Lâm Hồi tự Ngoạn Nhược, làm quan Cư Hầu Quốc thời vua Lý Vương, sinh ra ông Lâm Chính.

Đời thứ 14

Thế Tổ Lâm Chính tự Nhã An, làm Khanh Sĩ đời vua Hy Vương, sinh ra ông Lâm Anh.

Đời thứ 15

Thế Tổ Lâm Anh tự Hoài Viễn, làm quan Thái Bảo thời vua huệ Vương, sinh ra ông Lâm Càn.

Đời thứ 16

Thế Tổ Lâm Càn tự Thiên Đức, làm Thiếu Sư thời vua Thương Vương, sinh ra ông Lâm Bảo.

Đời thứ 17

Thế Tổ Lâm Bảo tự Quý Tài, làm Tả Tướng Quân, sinh ra ông Lâm Tuấn.

Đời thứ 18

Thế Tổ Lâm Tuấn tự Anh Dũng, làm Cơ Lôi Lệnh thời vua Khương Vương, sinh ra ông Lâm Hoàng.

Đời thứ 19

Thế Tổ Lâm Hoàng tự Viễn Tân, làm Lôi Sư Thị Yết thời vua Đinh Vương, sinh ra ông Lâm Phiêu.

Đời thứ 20

Thế Tổ Lâm Phiêu tự Công Dụng, làm Tướng Quân thời vua Giản Vương, sinh ra ông Lâm Kế.

Đời thứ 21

Thế Tổ Lâm Kế tự Chiên Tông, làm quan Tú Khấu thời vua Anh Tôn, sinh ra ông Lâm Ung.

Đời thứ 22

Thế Tổ Lâm Ung tự Thúy Hòa, làm quan Cơ Nội Lưu Chính, sau làm quan Đại Phu, sinh ra ông Lâm Mẫn.

Đời thứ 23

Thế Tổ Lâm Mẫn tự Minh Tiết làm Thái Bộc Tự thời vua Trác Vuong, sinh ra ông Lâm Phụ.

Đời thứ 24

Thế Tổ Lâm Phụ tự An Quốc, làm quan Thái Phó thời vua Vinh Vương, sinh ra ông Lâm Lập.

Đời thứ 25

Thế Tổ Lâm Lập tự Tử Kính làm Đức Thái Phó thời vua Ân Vương, sinh ra ông Lâm Thông.

Đời thứ 26

Thế Tổ Lâm Thông tự Hòa Bang làm Huệ Huyện Thư thời vua Nguyên Vương, sinh ra ông Lâm Phủ.

Đời thứ 27

Thế Tổ Lâm Phủ tự An Dục, làm Thanh Châu Mục thời vua Nguyên Vương, sinh ra ông Lâm Hân.

Đời thứ 28

Thế Tổ Lâm Hân tự Tư Duyệt làm Huyện Tế thời vua Uy Liệt sinh ra ông Lâm Nghi.

Đời thứ 29

Thế Tổ Lâm Nghi tự Văn Lũy, không làm quan, sinh ra ông Lâm Lữu.

Đời thứ 30

Thế Tổ Lâm Lữu tự Văn Tập, làm Khanh Sĩ thời An Vương, sinh ra ông Lâm Loan, Lâm Uy, Lâm Ung.

Đời thứ 31

Thế Tổ Lâm Loan tự Dực Di Tướng Quan thời vua Liệt Vương, sinh ra ông Lâm Nguyện.

Đời thứ 32

Thế Tổ Lâm Nguyện tự Hoàng Đạo, không làm quan, sinh ra ông Lâm Bá.

Đời thứ 33

Thế Tổ Lâm Bá tự Cát Vọng, làm quan Tư Khấu thời vua Đốn Vương, sinh ra ông Lâm Tuyên.

Đời thứ 34

Thế Tổ Lâm Tuyên tự Dương Than, làm Ký Châu Mục, sinh ra ông Lâm Chưng.

Đời thứ 35

Thế Tổ Lâm Chưng tự Ẩn Thánh làm quan Nội Hầu, sinh ra ông Lâm Phưởng.

Đời thứ 36

Thế Tổ Lâm Phưởng tự Mậu Sỹ, làm Tướng Quân thời vua Tương Vương, sinh ra ông Lâm Huyến.

Đời thứ 37

Thế Tổ Lâm Huyến tự Khang Thái, làm Vị Lý Sinh thời vua Thái Vương, sinh ra ông Lâm Cát.

Đời thứ 38

Thế Tổ Lâm Cát tự Tử Trang, làm Danh Y, sinh ra ông Lâm Doãn.

Đời thứ 39

Thế Tổ Lâm Doãn tự Nguyên Chánh, làm Đại Bái, sinh ra ông Lâm Sắc.

Đời thứ 40

Thế Tổ Lâm Sắc tự Nguyên Hiến, làm quan Thái Thú Hà Đông thời vua Thụy Vương, sinh ra ông Lâm Vỹ

Đời thứ 41

Thế Tổ Lâm Vỹ tự Bá Ngọc, làm Thái Trung Trưỡng Quan thời vua Thủy Vương, sinh ra ông Lâm Cương.

Đời thứ 42

Thế Tổ Lâm Cương tự Tư Cường, sinh ra ông Lâm Khánh.

Đời thứ 43

Thế Tổ Lâm Khánh tự Công Bình, làm Lễ Bộ Thượng Thư thời vua Thúy Vương, sinh ra ông Lâm Hùng.

Đời thứ 44

Thế Tổ Lâm Hùng tự Nguyên Khởi, làm Thái Thú thời vua Thuy Vương, sinh ra ông Lâm Chiều.

Đời thứ 45

Thế Tổ Lâm Chiều tự Canh Đạo, làm Trung Quân sau làm Thái Thú, sinh ra ông Lâm Diệu.

Đời thứ 46

Thế Tổ Lâm Diệu tự Thế Mục, làm quan Đại Phu, sinh ra ông Lâm Tự.

Đời thứ 47

Thế Tổ Lâm Tự tự Nguyên Lập, không làm quan, sinh ra ông Lâm Lượng.

Đời thứ 48

Thế Tổ Lâm Lượng tự Huyền Anh, làm Trung Án Tướng Quân, sinh ra ông Lâm Hiến.

Đời thứ 49

Thế Tổ Lâm Hiến tự Thế Vũ, làm Tự Lệ Hiếu Úy, sinh ra ông Lâm Hoán.

Đời thứ 50

Thế Tổ Lâm Hoán tự Nha Long, làm Tổng Thu Làng thời vua Huệ Đế, sinh ra ông Lâm Biệt.

Đời thứ 51

Thế Tổ Lâm Biệt tự Vi Tường, làm quan Ngự Sử thời vua Văn Đế, sinh ra ông Lâm Cốc.

Đời thứ 52

Thế Tổ Lâm Cốc tự An Nhân, không làm quan, sinh ra ông Lâm Thuật.

Đời thứ 53

Thế Tổ Lâm Thuật tự Đức Toại, làm Quảng Lăng Thái Thú sau làm Thiếu Thụ, sinh ra ông Lâm Tưởng.

Đời thứ 54

Thế Tổ Lâm Tưởng tự Thiên Tiên, làm Tây Lang Tướng Quân thời vua Võ Đế, sinh ra ông Lâm Công.

Đời thứ 55

Thế Tổ Lâm Công tự Nguyên Dương, làm Ngự Sử Đại Phu thời vua Thái Đế, sinh ra ông Lâm Sa.

Đời thứ 56

Thế Tổ Lâm Sa tự Trung Nhân, làm Tạ Lễ Hiệu Úy thời vua Chiêu Đế, sinh ra ông Lâm Bằng.

Đời thứ 57

Thế Tổ Lâm Bằng tự Chỉ Nghi, làm Thái Sư Kinh Châu thời vua Tuyên Đế, sinh ra ông Lâm Cao.

Đời thứ 58

Thế Tổ Lâm Cao tự Thượng Cấn, làm Thái Sư Giang Châu thời vua Nguyên Đế niên hiệu Cảnh Sơ, sinh ra ông Lâm Tuân.

Đời thứ 59

Thế Tổ Lâm Tuân tự Báng Đản, làm Thái Tử thời vua Nguyên Đế, sinh ra ông Lâm Hoáng.

Đời thứ 60

Thế Tổ Lâm Hoáng tự Nguyên Gốc, làm Trưởng Trích Bộ thời vua Thành Đế, sinh ra ông Lâm Giám.

Đời thứ 61

Thế Tổ Lâm Giám tự Vát Chi, không làm quan, sinh ra ông Lâm Sinh.

Đời thứ 62

Thế Tổ Lâm Sinh tự An Quốc, làm Trích Nam Tướng Quân thời vua Bình Đế, sinh ra ông Lâm Kim.

Đời thứ 63

Thế Tổ Lâm Kim tự Văn Biểu, không làm quan, sinh ra ông Lâm Trọng.

Đời thứ 64

Thế Tổ Lâm Trọng tự Thế Tự, làm Minh Chiêu Doãn, sinh ra ông Lâm Nhân.

Đời thứ 65

Thế Tổ Lâm Nhân tự Hiệu Úy, làm quan Thiệu Úy Đô, sinh ra ông Lâm Tập.

Đời thứ 66

Thế Tổ Lâm Tập tự Tràng Nghi, làm Lượng Nguyện Hiệu Uy thời vua Nguyên Thương, sinh ra ông Lâm Nhược.

Đời thứ 67

Thế Tổ Lâm Nhược tự Trôi Như, không làm quan, sinh ra ông Lâm Thừa.

Đời thứ 68

Thế Tổ Lâm Thừa tự Vĩnh Phúc, là Thứ Sử Úy Châu năm Kiên Vũ, sinh ra ông Lâm Thành.

Đời thứ 69

Thế Tổ Lâm Thành tự Thế Long, làm Thiếu Phủ thời vua Minh Đế, sinh ra ông Lâm Hiện.

Đời thứ 70

Thế Tổ Lâm Hiện tự Văn Điển, không làm quan,sinh ra ông Lâm Tuận.

Đời thứ 71

Thế Tổ Lâm Tuận tự Trí Nguyên,làm Thái Trung Đại Nhu, sinh ra ông Lâm Tịu.

Đời thứ 72

Thế Tổ Lâm Tịu tự Khúc Tề, không làm quan, sinh ra ông Lâm Hoành.

Đời thứ 73

Thế Tổ Lâm Hoành tự Đôn Du, làm quan Nghị Đại Phu, sinh ra ông Lâm Đạo.

Đời thứ 74

Thế Tổ Lâm Đạo tự Văn Tu, không làm quan, sinh ra ông Lâm Thành.

Đời thứ 75

Thế Tổ Lâm Thành tự Sĩ Giáo, không làm quan, sinh ra ông Lâm Thông.

Đời thứ 76

Thế Tổ Lâm Thông tự Nguyên Thủy, không làm quan, sinh ra ông Lâm Phong.

Đời thứ 77

Thế Tổ Lâm Phong tự Liết Vĩ, làm Giám Nghị Đại Phu thời Hoàng Đế Vĩnh Khang, sinh ra ông Lâm Mộng.

Đời thứ 78

Thế Tổ Lâm Mộng tự Dã Hiền, làm Thương Thư thời Hiến Đế, sinh ra ông Lâm Lễ, Lâm Phúc, Lâm Chi.

Đời thứ 79

Thế Tổ Lâm Chi tự Mỹ Chí, làm quan Thời Đông Hán, sinh ra ông Lâm Hồ Định.

Đời thứ 80

Thế Tổ Lâm Hồ Định tự Văn Nguyên, làm Thái Sư thời Hoàng Hóa, sinh ra ông Lâm Đàm.

Đời thứ 81

Thế Tổ Lâm Đàm tự Văn Đức, không làm quan, sinh ra ông Lâm Nguyên.

Đời thứ 82

Thế Tổ Lâm Nguyên tự Trường Vân, không làm quan, sinh ra ông Lâm Thúc.

Đời thứ 83

Thế Tổ Lâm Thúc tự Bá Năng, không làm quan, sinh ra ông Lâm Xuyên.

Đời thứ 84

Thế Tổ Lâm Xuyên tự Long Quân, làm quan Thái Tử Tứ Châu, sinh ra ông Lâm Dự.

Đời thứ 85

Thế Tổ Lâm Dự tự Vinh Khôi, không làm quan, sinh ra ông Lâm Nỷ.

Đời thứ 86

Thế Tổ Lâm Nỷ tự Hưng Thi, không làm quan, sinh ra ông Lâm Tuấn.

Đời thứ 87

Thế Tổ Lâm Tuấn tự Nguyên Lạc, làm Giám Định Đại Phu thời Gia Nguyên năm thứ nhất, sinh ra ông Lâm Đạo Cố.

Đời thứ 88

Thế Tổ Lâm Đạo Cố tự Nguyên Chính, làm Đông Cung Đương Nhân, sinh ra ông Lâm Quân.

Đời thứ 89

Thế Tổ Lâm Quân tự Sĩ Văn, làm Thái Tử Châu, sinh ra ông Lâm Ngọc.

Đời thứ 90

Thế Tổ Lâm Ngọc tự Châu Bảo, làm Chấn Thủ Trung Tư Bình Hiệu Úy thời vua Thủy Hoàng, sinh được 8 ông: Lâm Huận, Lâm Rao, Lâm Chính, Lâm Hiền, Lâm Đạo, Lâm Văn, Lâm Mai, Lâm Viễn.

Đời thứ 91

Thế Tổ Lâm Huân tự Công Chính, làm quan Thái Thú đời Tấn Hãn Bình thứ nhất, sinh ra ông Lâm Trứ.

Đời thứ 92

Thế Tổ Lâm Trứ tự Trung Thái, làm Thái Thú Yên Định thời Ngũ Đế thứ hai, sinh ra ông Lâm Nghiệp, Lâm Lê.

Đời thứ 93

Thế Tổ Lâm Nghiệp tự Công Trụ, không làm quan, sinh ra ông Lâm Lễ.

Đời thứ 94

Thế Tổ Lâm Lễ tự Nguyên Phó, làm Thái Phó thời nhà Tấn, sinh ra ông Lâm Rĩnh.

Đời thứ 95

Thế Tổ Lâm Rĩnh tự Nguyên Tòng, làm Từ Châu Việt Giá Thiên Hoàng Môn Thi Lang thời Nguyên Đế, sinh ra: Lâm Uy, Lâm Lộc, Lâm Khanh, Lâm Giám, Lâm Kính, Lâm Tuyền, Lâm Chúc, Lâm Huê.

Đời thứ 96

Thế Tổ Lâm Lộc tự Thế Ấn, làm Thái Thú Tấn An Quận Vương thời Tấn, sinh ra ông Lâm Cảnh, Lâm Tiêm.

Đời thứ 97

Thế Tổ Lâm Cảnh tự Minh Triết, làm Chinh Nam Tướng Quân thời Tấn Hòa thứ 5, sinh ra ông Lâm Hoãn, Lâm Tường.

Đời thứ 98

Thế Tổ Lâm Hoãn tự Nghĩa Hòa, làm Phủ Tam Quận đời Tấn Hoàn thứ 8, năm thứ 11 làm Tân Kỳ Thượng Thư phong Quế Vương Thái Quốc, sinh ra: Lâm Chiến, Lâm Phiêu, Lâm Hán, Lâm Quân, Lâm Cách.

Đời thứ 99

Thế Tổ Lâm Hán tự Trường Vũ, không làm quan, sinh ra ông Lâm Phiệt.

Đời thứ 100

Thế Tổ Lâm Phiệt tự Hiền Viễn, không làm quan, sinh ra ông Lâm Từ, Lâm Chiến, Lâm Minh.

Đời thứ 101

Thế Tổ Lâm Minh tự Văn Đức, không làm quan, sinh ra ông Lâm Lưu, Lâm Khánh.

Đời thứ 102

Thế Tổ Lâm Lưu tự Thanh Thiện, không làm quan, sinh ra ông Lâm Tự.

Đời thứ 103

Thế Tổ Lâm Tự tự Không Tịu, không làm quan, sinh ra ông Lâm Minh.

Đời thứ 104

Thế Tổ Lâm Minh tự Ứng Chấn, không làm quan, sinh ra ông Lâm Tuấn, Lâm Kiệt.

Đời thứ 105

Thế Tổ Lâm Tuấn tự Tài Hùng, không làm quan, sinh ra ông Lâm Bảo.

Đời thứ 106

Thế Tổ Lâm Bảo tự Quốc Thẩm, không làm quan, sinh ra ông Lâm Thái.

Đời thứ 107

Thế Tổ Lâm Thái tự Tây Vương, làm Quốc Tử Giám, sau làm Huyện Châu Thái Sử, sinh ra ông Lâm Cáp, Lâm Cường, Lâm Tế.

Đời thứ 108

Thế Tổ Lâm Tế tự Quý Duyệt, làm Lại Châu Thái Sử, sau làm Ngự Lang Ngự Sử An Phủ Quảng Châu, sinh ra ông Lâm Dương, Lâm Thanh, Lâm Nhâm, Lâm Đô, Lâm Chướng.

Đời thứ 109

Thế Tổ Lâm Đô tự Đế Cự, làm Kiều An Quân, sinh ra ông Lâm Điển, Lâm Đàn, Lâm Thái.

Đời thứ 110

Thế Tổ Lâm Thái tự Lý Minh, làm Doanh Châu Thứ Sử, sinh ra ông Lâm Sủng, Lâm Quế, Lâm Chi, Lâm Xuân, Lâm Thuận.

Đời thứ 111

Thế Tổ Lâm Sủng tự Thánh Công Đường, làm Cao Bình Quân, sinh ra ông Lâm Xương, Lâm Bộ, Lâm Thao.

Đời thứ 112

Thế Tổ Lâm Bộ tự Phiệt Tắc Đỗ Khoa Minh Kinh, làm Lâm Đinh Huyện Lệnh, sau làm Thái Sư Thượng Kiên Tô Châu Thứ Sử, sinh ra: Lâm Vĩ, Lâm Tảo, Lâm Trứ, Lâm Hoa, Lâm Tiến, Lâm Uẩn, Lâm Mông, Lâm Khái, Lâm Anh. Cả 9 người đều làm quan Thứ Sử. thời bất giờ nhân dân ca ngợi một gia đình phúc đức hiếm có.

Đời thứ 113

Thế Tổ Lâm Uẩn tự Tư Công, làm Thiên Châu Thứ Sử, sinh ra ông Lâm Nguyên.

Đời thứ 114

Thế Tổ Lâm Nguyên tự Tôn Kính, không làm quan, sinh ra ông Lâm Ấp, Lâm Đồng, Lâm Tôn, Lâm Thất, Lâm Đức, Lâm Nguyện.

Đời thứ 115

Thế Tổ Lâm Nguyện, không làm quan, lấy bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung sinh ra : Tổ Lâm Phúc Ninh và Lâm Phúc Tu

(115 đời ở trên đây là ở bên Trung Quốc đến đời thứ 116 bắt đầu họ  Lâm Đại Tôn bắt đầu định cư tại xóm 3 xã Hải Lộc –Hải Hậu- Nam Định)

  Lược trích:– Phả ký dòng họ Lâm Đại Tôn – Phả ký chi cụ Lâm Trưởng Huyên- do ông Lâm Duy Ngân sưu tầm và ghi chép lại năm 1998

ĐÂY LÀ BẢN PHẢ ĐANG BIÊN SOẠN NÊN RẤT MONG CON CHÁU TRONG HỌ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN ĐỂ HOÀN THIỆN HƠN

MỌI GÓP Ý XIN LIÊN HỆ

Điện thoại:      0384244084 – Lâm Văn Quang (Trưởng họ)

0903829264 – Lâm Ngọc Hộ – người đang xây dựng trang web

Email: holamhailoc@gmail.com

Xin chân thành cảm ơn!